Giới thiệu Tám_cổng_thành_của_Seoul

Vị trí của 8 cổng và 2 cung điện (Gyeongbokgung, Changdeokgung)

Tám cổng thành gần như dựa trên bốn hướng chính và bốn hướng trung gian của la bàn. Các cổng Bắc, Nam, Đông và Tây được gọi là "Bốn cổng lớn" (사대문), còn các cổng Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam được gọi là "Bốn cổng nhỏ" (사소문).

Trong số tám cổng, hai cổng Tây và Tây Nam không còn tồn tại. Đài tưởng niệm hiện được đặt gần vị trí hai cổng này (tháng 7 năm 2012). Đã có các cuộc thảo luận và thông báo về việc xây dựng lại cổng Tây,[1] nhưng vẫn chưa có hoạt động xây dựng nào được thực hiện (tính đến tháng 7 năm 2012).

Ngày 10 tháng 2 năm 2008, cổng Nam bị hư hại nghiêm trọng trong trận hỏa hoạn gây ra bởi một kẻ cố tình đốt phá. Sau đó nó được xây dựng lại trong vòng 5 năm và mở cửa trở lại cho công chúng tham quan vào ngày 4 tháng 5 năm 2013.[2] Cổng này có ký hiệu là Quốc bảo số 1 của Hàn Quốc. Trong số tám cổng, cổng Nam và cổng Đông là hai cổng lớn nhất, và đều nằm trong khu chợ sầm uất (tương ứng lần lượt với chợ Namdaemunchợ Dongdaemun).

Bên cạnh tám cánh cổng này, nhiều cổng khác có lịch sử quan trọng ở Seoul như Gwanghwamun - cổng chính của Cung điện Gyeongbokgung; Daehanmun - cổng chính của Cung điện Deoksugung; Dongnimmun - còn được gọi là Cổng Độc lập; và tàn tích của Yeongeunmun, nằm cạnh Dongnimmun trong Công viên Độc lập Seodaemun.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tám_cổng_thành_của_Seoul http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2009/... http://www.travelerstoday.com/articles/6237/201305... http://www.mcst.go.kr/english/koreaInfo/news/newsV... http://english.visitkorea.or.kr/enu/SI/SI_EN_3_1_1... https://web.archive.org/web/20120611045420/http://... http://www.exploringkorea.com/heunginjimun-gate/ http://www.mcst.go.kr/english/issue/issueView.jsp?... http://english.visitkorea.or.kr/enu/SI/SI_EN_3_1_1... https://web.archive.org/web/20120611045410/http://... http://www.exploringkorea.com/gwanghuimun-gate/